Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phòng chống tham nhũng

|
查看数次:
font-size: A- A A+
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta ngày càng đẩy mạnh công tác phòng chống tham nhũng. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng chống tham nhũng được thể hiện cụ thể qua từng Nghị quyết, Đại hội. Cụ thể như sau:

- Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phòng, chống tham nhũng phải gắn liền và phục vụ cho đổi mới kinh tế – xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược là xây dựng và bảo vệ đất nước. Theo đó, Nghị quyết số 14-NQ/TW của Bộ Chính trị ngày 15-5-1996 nêu rõ: Đấu tranh chống tham nhũng là một bộ phận cấu thành quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng và nhân dân ta hiện nay. Nó góp phần giữ vững vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, xây dựng Đảng và bộ máy nhà nước trong sạch, vững mạnh, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân… 

- Đấu tranh chống tham nhũng là cuộc đấu tranh với những biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tùy tiện, vô nguyên tắc của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên. Đây là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội và cần thành lập các ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng ở Trung ương và địa phương đủ mạnh, có thực quyền, hoạt động có hiệu quả.

- Đảng và Nhà nước nêu rõ, hoạt động chống tham nhũng là việc ngăn chặn, từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí; tạo bước chuyển biến rõ rệt để giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế – xã hội. Đồng thời, phải củng cố lòng tin của nhân dân; xây dựng Đảng, Nhà nước trong sạch, vững mạnh; đội ngũ cán bộ, công chức kỷ cương, liêm chính. 

- Công tác chống tham nhũng mà Đảng và Nhà nước đề ra được thực hiện dưới các giải pháp cụ thể như: tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đảng viên, cán bộ, công chức và nhân dân về công tác phòng, chống tham nhũng; nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử hành vi tham nhũng; thực hiện tốt công tác truyền thông về phòng, chống tham nhũng; xây dựng, kiện toàn các cơ quan, đơn vị chuyên trách về phòng, chống tham nhũng được thành lập theo Luật phòng, chống tham nhũng; tăng cường giám sát của nhân dân và cơ quan dân cử; tăng cường hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, Đảng và Nhà nước cũng chỉ ra rõ là các cơ quan ban ngành phải tập trung rà soát, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách; thực hiện nghiêm các quy định của Đảng, Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí. 

Nguồn: luatduonggia.vn