Sửa đổi, bổ sung quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Ngày 07/10/2015, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Ngày 07/10/2015,  Chính phủ đã ban hành Nghị định số 88/2015/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội và đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

Theo đó, phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có hành vi thông báo hoạt động dịch vụ việc làm không theo quy định của 

 pháp luật.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng khi vi phạm với mỗi người lao động đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có hành vi thu phí dịch vụ việc làm vượt quá mức quy định.

 

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm có hành vi thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về vị trí  việc làm.

Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 60.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động dịch vụ việc làm mà không có Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm do cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc sử dụng Giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm hết hạn.

 

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định về tuyển, quản lý lao động như: Không thông báo công khai kết quả tuyển lao động; Thu tiền của người lao động tham gia tuyển  lao động; phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, màu da, thành phần xã hội, tình trạng hôn nhân, tín ngưỡng, tôn giáo, nhiễm HIV, khuyết tật trong tuyển dụng, sử dụng và quản lý lao động

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc có thời hạn trên 3 tháng; Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động; Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản 

 của người đại diện theo pháp luật của người lao động.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định về thử việc như: Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ; Thử việc quá thời gian quy định; Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của 

 công việc đó.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động vi phạm quy định về sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động như: không thực hiện đúng quy định về thời hạn thanh toán các khoản về quyền lợi của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động; không trả hoặc trả không đủ tiền trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động theo quy định của pháp luật; không trả hoặc trả không đủ tiền bồi thường cho người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái 

 pháp luật.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về tiền lương như: không gửi thang lương, bảng lương, định mức lao động đến cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện theo quy định; Trả lương không đúng hạn; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương cho người lao động thấp hơn mức lương tối thiểu vùng 

 do Chính phủ quy định.

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi vi phạm quy định về phòng ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như: Không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ gây tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, gây độc hại hoặc sự cố nguy hiểm; Không tham gia cấp cứu và khắc phục hậu quả tai nạn lao động khi có lệnh của người sử dụng lao động; Không sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân được trang bị hoặc sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân 

 sai mục đích.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không tổ chức huấn luyện an toàn lao động, vệ sinh lao động cho người lao động, người học nghề, tập nghề đúng theo quy định của pháp luật.

 

Trục xuất người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam có một trong các hành vi sau đây:Làm việc nhưng không có giấy phép lao động theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp không thuộc diện cấp giấy phép lao động; Sử dụng giấy phép lao động  đã hết hạn.

Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam mà không có giấy phép lao động hoặc không có giấy xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động hoặc sử dụng người lao động nước ngoài có giấy phép lao động đã hết hạn.

 

Phạt cảnh  cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định về đảm bảo thực hiện quyền công đoàn như: Từ chối yêu cầu, đối thoại, thương lượng của công đoàn; Không thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác theo hợp đồng lao động, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn  không chuyên trách.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động  có hành vi vi phạm quy định về sử dụng các biện pháp kinh tế hoặc các biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn.

 

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi thỏa thuận với người sử dụng lao động không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp hoặc tham gia không đúng  mức quy định.

Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi vi phạm quy định về lập hồ sơ để hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như: kê khai không đúng sự thật hoặc sửa chữa, tẩy xóa những nội dung có liên quan đến việc hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp; Thỏa thuận với cơ sở đào tạo nghề làm giả hồ sơ để trục lợi số tiền hỗ trợ học nghề mà chưa đến mức truy cứu trách 

 nhiệm hình sự;

 Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm các quy định khác về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp như: Làm mất, hư hỏng hoặc sửa chữa, tẩy xóa sổ bảo hiểm xã hội; Không trả chế độ ốm đau, thai sản, trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau, thai sản trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ giấy tờ hợp lệ của người lao động; Không lập hồ sơ hoặc văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội: Giải quyết chế độ hưu, 

 giải quyết chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo đúng quy định.

Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25/11/2015.

 

Nguyễn Thị Hiên