Thứ hai, 29 Tháng 04 Năm 2024

Thủ tục thực hiện giải trình trong phòng, chống tham nhũng

|
Lượt xem:
Cỡ chữ: A- A A+
Thủ tục thực hiện giải trình trong phòng, chống tham nhũng theo Mục 3 Chương II Nghị định 59/2019/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật phòng, chống tham nhũng như sau:

Bước 1: Yêu cầu giải trình. Yêu cầu giải trình được thực hiện bằng văn bản hoặc trực tiếp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm giải trình.

Bước 2: Tiếp nhận yêu cầu giải trình

Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có trách nhiệm giải trình tiếp nhận yêu cầu giải trình khi đáp ứng các điều kiện tiếp nhận và không thuộc những trường hợp từ chối yêu cầu giải trình lần lượt quy định tại mục 2 và 3.

Trường hợp yêu cầu giải trình không thuộc trách nhiệm thì người tiếp nhận hướng dẫn người yêu cầu đến cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Trường hợp văn bản yêu cầu giải trình không đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 10 Nghị định 59/2019/NĐ-CP thì người tiếp nhận có trách nhiệm hướng dẫn người yêu cầu giải trình bổ sung thông tin, tài liệu.

Bước 3: Thực hiện việc giải trình. Trong trường hợp yêu cầu giải trình trực tiếp, có nội dung đơn giản, thì việc giải trình có thể thực hiện bằng hình thức trực tiếp. Việc giải trình trực tiếp phải được lập thành biên bản có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên.

Bước 4: Thời hạn thực hiện việc giải trình. Thời hạn thực hiện việc giải trình không quá 15 ngày, kể từ ngày ra thông báo tiếp nhận yêu cầu giải trình; trường hợp có nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần; thời gian gia hạn không quá 15 ngày và phải thông báo bằng văn bản đến người yêu cầu giải trình.

Bước 5: Tạm đình chỉ, đình chỉ việc giải trình

Nghị định 59/2019/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/ 8/2019.

Phòng Phổ Biến và Theo dõi thi hành pháp luật

Thư viện ảnh Thư viện ảnh